Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Bé 19 tháng tuổi chỉ cô giáo hành hạ mình

Chiều 17/12, sau khi được mẹ cho xem lại clip bị cô giáo đánh đập, bé Lê Tuấn Khang (19 tháng tuổi) tỏ ra vô cùng sợ hãi và liên tục chỉ mặt cô giáo đã hành hạ cháu suốt nhiều ngày qua.
 >>  Khởi tố, bắt giam quản lý và bảo mẫu hành hạ trẻ em
 >>  Trẻ mầm non bị bóp cổ: Phụ huynh òa khóc, đòi “xử” bảo mẫu

Bé 19 tháng tuổi chỉ mặt cô giáo hành hạ mình
Chị Bùi Thị Thanh Lệ vẫn chưa hết bàng hoàng khi xem lại những hình ảnh các bảo mẫu hành hạ con mình
Cháu Lê Tuấn Khang sợ hãi khi được mẹ cho xem lại clip
Cháu Lê Tuấn Khang sợ hãi khi được mẹ cho xem lại clip
Sau đó chính bé đã chỉ đích danh cô giáo đã đánh cháu
Sau đó chính bé đã chỉ đích danh cô giáo đã đánh cháu
Sau đó chính bé đã chỉ đích danh cô giáo đã đánh cháu
Đến chiều 17/12, cháu vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người
Đến chiều 17/12, cháu vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người
Đến chiều 17/12, cháu vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người
Đến chiều 17/12, cháu vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người
Trong khi đó cháu Nguyễn Trần Hòa trở nên trầm cảm sau khi bị cô giáo hành hạ
Trong khi đó cháu Nguyễn Trần Hòa trở nên trầm cảm sau khi bị cô giáo hành hạ
Trong khi đó cháu Nguyễn Trần Hòa trở nên trầm cảm sau khi bị cô giáo hành hạ
Trong khi đó cháu Nguyễn Trần Hòa trở nên trầm cảm sau khi bị cô giáo hành hạ
Chị Châu Thị Ngọc Vân (mẹ bé Bùi Ngọc Châu) vẫn không tin là một cô giáo lại có thể ra tay với những đứa trẻ như thế 
Bé Bùi Ngọc Châu chính là cô bé bị bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý dốc ngược vào bồn nước
Bé Bùi Ngọc Châu chính là cô bé bị bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý dốc ngược vào bồn nước
May mắn, bé hiện vẫn tỏ ra hồn nhiên vui chơi như chưa có chuyện gì xảy ra
May mắn, bé hiện vẫn tỏ ra hồn nhiên vui chơi như chưa có chuyện gì xảy ra
Cả 2 chị em Bùi Ngọc Diệp và Bùi Ngọc Châu đều được mẹ gửi ở điểm giữ trẻ Phương Anh
Cả 2 chị em Bùi Ngọc Diệp và Bùi Ngọc Châu đều được mẹ gửi ở điểm giữ trẻ Phương Anh
Chiều 17/12, điểm giữ trẻ Phương Anh đã đóng cửa
Chiều 17/12, điểm giữ trẻ Phương Anh đã đóng cửa

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

“Người đẹp” Huỳnh Thúy Anh: Làm nghệ thuật phải có đạo đức!

“Người đẹp” Huỳnh Thúy Anh: Làm nghệ thuật phải có đạo đức!

(Petrotimes) – “Người làm nghệ thuật phải có đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng xã hội bởi hình ảnh của họ là tấm gương của nhiều bạn trẻ” – Thúy Anh chia sẻ.
Người đẹp xế hộp Huỳnh Thúy Anh
Huỳnh Thúy Anh chia sẻ từ khi còn bé cô đã học rất giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là khả năng tính toán. Vì thế cô nuôi ước mơ cháy bỏng là sẽ trở thành một nhà kinh doanh giỏi. Cô gái sinh năm 1991 này hiện đang là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
Nhưng gần đây khi bắt đầu bén duyên và bị cuốn hút bởi nghệ thuật, cô có thêm một ước mơ nữa cần thực hiện. Hiện tại, bên cạnh việc tham gia phim ảnh, nghệ thuật, Thúy Anh vẫn luôn cố gắng trang bị tốt kiến thức học tập trong nhà trường để làm hành trang cho con đường kinh doanh của mình sau này.
Ngoài làm người mẫu ảnh, người mẫu thời trang, Thúy Anh còn là gương mặt quen thuộc qua các vai diễn trong phim: Người tình bí ẩn, Phía sau ánh bình minh, Không thể gục ngã... Đặc biệt, Thúy Anh cũng từng vào chung kết, top những người đẹp nhất của cuộc thi Siêu mẫu xế hộp 2012.
Nói về quan điểm làm nghệ thuật, Thúy Anh cho biết nghệ thuật vốn lắm tiếng thị phi nhưng cô luôn đặt ra các quy tắc để sống đúng chuẩn mực. Cô chia sẻ: “Người làm nghệ thuật phải có đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng xã hội bởi người nghệ sỹ có ảnh hưởng lớn, là tấm gương mà các bạn trẻ nhìn vào họ để học tập. Nhưng rất tiếc nhiều gương mặt trẻ bây giờ quên mất cái chuẩn mực đạo đức ấy! Họ chạy theo danh vọng và tiền bạc làm giới nghệ thuật thêm phần tai tiếng, thị phi”.
Huỳnh Thúy Anh cho biết sắp tới cô sẽ tập trung học tập để hoàn tất chương trình đại học, bên cạnh đó là tiếp tục tham gia vào các dự án phim ảnh và kịch nói. “Bản thân tôi là người luôn tự chủ trong cuộc sống và sẵn sàng xông pha vào những việc mình yêu thích mà không ngại gian khó.”
Cùng ngắm bộ thời trang áo dài thướt tha của Thúy Anh:

T.Lan

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

còn yêu nhau đừng buông tay khi đông lạnh về

Nếu buồn, hãy khóc vào mùa đông !

Vì dù mùa đông buồn và lạnh lắm, nhưng mà, cứ khóc đi! Bởi cứ giang tay mà ôm hết ngần ấy nỗi buồn, thì làm sao không thấy lòng trống trải ?

Có phải người ta thường để dành nỗi buồn cho mùa đông,khi cô đơn chẻ làm đôi và bàn tay côi cút lạc nhau trên phố? Khi trời lạnh rồi, khoác thêm áo, cũng là cái cớ để mà giấu mình đi. Khi bước ra đường đông, bầu trời u ám một màu xám tro, cũng là nơi để thả trôi đi nỗi nhớ. Cũng vì lúc đó, người ta sẽ chỉ sưởi ấm nhau, mà không còn để ý tới có một kẻ vẫn mãi độc hành.

Khóc trong mùa đông, ngỡ như mình là người cô độc, nhưng không, mùa đông đã giúp những kẻ cô đơn an ủi được phần nào. Bởi nước mắt thì mặn, nỗi buồn thì ủ ê, nhớ nhung đục ngầu còn trái tim thì đã nguội. Khóc một lát, nước mắt sẽ làm ngực trái ấm dần lên, đánh thức những khoảng lặng lẽ một mình giấu đi sau ngần ấy những hoài nghi ngỡ rằng mình đã ổn.

Vì dù mùa đông buồn và lạnh lắm, nhưng mà, cứ khóc đi!
Bởi cứ giang tay mà ôm hết ngần ấy nỗi buồn, thì làm sao không thấy lòng trống trải? Trả hết về cho gió đi, vì gió mùa thì lạnh và lê thê lắm, rồi sẽ cuốn hết thôi.

Để còn chờ nắng hong khô những xác xơ, chờ một nụ cười tươi, chờ một cái vươn mình khi nỗi buồn chìm dần rồi tan đi bằng hết.

Mùa đông sẽ tha thứ để tự mình trôi hết xót xa… Sẽ thôi những ám ảnh triền miên rằng mình bị bỏ quên trong mùa lạnh. Sẽ thôi những đêm dài nấc lên cùng màu nỗi nhớ.




Thôi cô quạnh, thôi lạc lõng, bởi mùa đông đã ở đó, rất gần!
Chạm tay vào cái lạnh đầy sương, chạm tay vào phố mùa đông một chiều gầy nắng, sẽ thấy cô đơn không còn là bạn và nỗi buồn chỉ như một kẻ lữ khách tạt ngang. Trái tim sẽ mềm và trong bởi những vết thương đã đóng băng vì lạnh, rồi chảy dần khi mà nắng ấm hửng lên… Sẽ thèm lắm một cái tựa đầu trên phố nghe gió rít ngang tai, thèm một cái nắm tay thẹn thùng mà bỡ ngỡ. Thèm một mùi hương trộn lẫn mùa đông thơm hoài trên tóc. Rồi sẽ lại thèm khóc trong một vòng ôm thật quen! Thèm tỉ tê trong đêm đông để có người an ủi. Thèm nũng nịu và thèm dỗ dành. Thèm những thiết tha…



Nhưng vẫn chỉ có mùa đông đứng yên, còn người đến và đi cứ thay nhau vội vã. Bàn tay vừa xòe ra đan vào nhau chưa kịp ấm, mà đã muốn tách rời. Ngọt nhạt buông lơi,theo gió đông để rồi mất hút.

Phố xá xôn xao chuyện một buổi hoàng hôn có người giật mình bỏ trốn. Chỉ để lại một người ngoái nhìn năm tháng với những hoài niệm vấn vương. Nên nếu buồn, hãy cứ khóc vào mùa đông! Và nếu có yêu nhau, thì đừng buông tay khi mùa rét trở về…

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Cô bé trong trận bão tuyết!!!

Đó là một buổi sáng tháng 3 thật đẹp. Nắng trải vàng khắp không gian. Vạn vật như được trút bỏ tấm áo băng tuyết lạnh giá, cánh đồng chỉ còn lại những khoảng tuyết loang lổ. Trưa hôm ấy, vừa hoàn thành công việc, William Miner – một nông dân sống gầnCenter, Bắc Dakota, hồ hởi bước vào nhà nói với vợ rằng: “Chỉ đêm nay nữa thôi là tuyết sẽ tan hết em ạ”. Sau bữa trưa, Miner liếc nhìn qua khung cửa nhà bếp. “Trời ơi!”- Anh kêu lên.
Ở phía bắc, một đám mây đen dầy đặc che lấp cả đường chân trời. Đám mây ùn ùn kéo về lấn lướt mặt trời rạng rỡ.
Với linh cảm của một người từng trải, Miner gật gù: “Một trận gió bấc mùa xuân đây mà”. Và họ cứ thế ngồi quan sát con quái vật vô hình vô tướng đang khuyếch trương kích cỡ. Bất ngờ, Miner bảo vợ: “Em cất đồ đi. Anh tới trường đón bọn trẻ. Anh không thích thời tiết thế này chút nào”.
Miner khoác vội chiếc áo mưa, nhảy lên chú ngựa Kit tốt nhất và bắt đầu phi xuống con đường dẫn tới trường học cách đó gần bốn cây số. Tới lúc này, đám mây đen đã kéo về cuồn cuộn chẳng khác nào một con quái vật khổng lồ lấn át hoàn toàn ánh nắng ấm áp ban sáng. Vạn vật sợ hãi, im lặng, nín thở chờ đợi. Một trận mưa tuyết lở rét buốt kéo theo gió quất hung hãn vào người và ngựa. Miner cố gắng luồn lách tới trường, anh buộc con Kit bên cạnh những con ngựa đang hoảng hốt sợ hãi khác rồi tất tả chạy vào trường.
Giáo viên và học sinh trong lớp đang chăm chú quan sát diễn biến của trận bão tuyết nhưng vẫn tỏ vẻ tập trung vào bài học. Mặc dù nhiều học sinh có ngựa và xe trượt tuyết riêng để trong chuồng ngựa của trường nhưng theo nội quy của trường thì trong thời tiết mưa bão, không đứa trẻ nào được phép rời trường trừ khi cha mẹ tới đón.
Con chào bố! - Cô bé Hazel Miner 15 tuổi reo to. Cô quay sang phía em trai Emmet 11 tuổi và em gái Myrdith 8 tuổi – Chị đoán là chẳng ai tin tưởng để mình đi con ngựa già Maude về nhà đâu.
Miner mỉm cười:
- Nhanh lên các con! Mặc áo khoác vào, còn khăn quàng cổ đây này.
Hazel cúi xuống, vừa nhanh nhẹn buộc lại đôi giày quá khổ cho em gái vừa nói với Emmet:
- Em đừng quên cuốn sách lịch sử đấy nhé.
Nhìn những cử chỉ và lời nói của Hazel, Miner thầm nghĩ Hazel đúng là một người chị cả đáng tin cậy, biết quan tâm chăm chút cho các em. Những việc cô bé làm luôn vượt xa sự mong đợi của mọi người.
Anh đưa Myrdith tới chiếc xe trượt tuyết có lớp vòm che bằng vải bạt đang đặt ở bên ngoài rồi đặt hai con nhỏ ngồi thành hàng ở cuối, anh còn cẩn thận khoác lên chúng hai chiếc chăn và một chiếc áo choàng rộng cũ kỹ. Sau đó, Hazel lẹ làng ngồi vào chỗ ngồi của người lái trong khi cha buộc con Maude vào xe. Giữa tiếng gió rít ầm ầm, Miner cố gắng nói thật to với con gái:
Các con hãy ở yên trong đó nhé. Bố sẽ đi dẫn con Kit và chúng ta sẽ lên đường.
Con Maude đang hướng mặt về phía cửa bắc dẫn tới nhà. Từ trước tới nay, nó luôn là một con ngựa điềm tĩnh và dễ dàng điều khiển. Nhưng ngay lúc đó, một tiếng sấm nổ đùng khiến nó giật mình sợ hãi. Nó lồng lên hoảng loạn, rồi phăng phăng băng qua cánh cửa phía bắc. Hazel cố lấy lại cân bằng nhưng cô bé không thể nhìn thấy gì qua lớp tuyết đang xoáy mạnh và vì thế cô không nhận ra rằng con Maude đang đi sai hướng. Hazel cố trấn tĩnh hai đứa em đang tròn mắt sợ hãi phía sau:
Đừng sợ. Chị em mình sẽ về nhà trước bố và con Kit cho mà xem. Con Maude biết đường về nhà mà.
Hazel không thể kiểm soát nổi con ngựa vì chiếc dây cương đã tuột khỏi tay cô bé khi con ngựa lồng lên. Mãi sau, con Maude cũng đi chậm lại và rồi dừng hẳn, nó thở dốc do mệt mỏi và lạnh cóng.
Emmet hỏi to:
Chúng ta đã về tới nhà chưa chị? Chúng ta có về trước bố không?
Hazel bước ra ngoài trời tuyết lớn. Giữa không gian nhòe nhoẹt vì gió, tuyết và bóng tối, cô bé không thể nói chính xác mình đang ở trên đường hay ở trên cánh đồng. Xung quanh lúc này chỉ là một biển tuyết trắng mênh mông bao phủ, tất cả như chỉ chực chờ nuốt chửng mấy chị em. Thở hổn hển, cô bé bò lại ghế lái, tay nắm chắc dây cương.
Không. Chúng ta chưa về nhà đâu em ạ, nhưng chị nghĩ là chúng ta đang ở đâu đó gần nhà thôi. Con Maude bình tĩnh lại rồi, nó sẽ biết đường.
Con Maude dường như hối hận về sự mất kiểm soát của mình nên nó ra sức lần mò tìm đường thoát khỏi chốn địa ngục mịt mờ đó. Nhưng rồi nó bị sa vào một chỗ trũng đầy nước do tuyết tan và trên bề mặt phủ đầy băng tuyết mới. Một bên dây cương bị tung ra, Hazel phải bước xuống chỗ tuyết tan lạnh buốt trên mặt đất, thò tay xuống nước cố gắng dò dẫm tìm dây cương, buộc chặt lại. Đến khi dẫn được con Maude ra khỏi trũng nước thì cô bé đã ướt sũng từ đầu đến thắt lưng, chiếc áo khoác lúc này chẳng khác nào một chiếc áo sắt nặng trịch đè nặng lên tấm thân mệt nhũn và buốt cóng.
Gần đó, Hazel thấy đỉnh của một cây trụ chống hàng rào nhô lên trên nền tuyết trắng. Cứ thế cô bé đi trong tuyết cho đến khi bám được vào hàng rào dây thép gai. Hàng rào này trở thành cột mốc hướng chúng về phía nông trang.
Emmet tò mò bước ra xem chị gái đang làm gì. Chúng cùng nhau gỡ bỏ lớp tuyết phủ trên mặt con Maude như một chiếc mặt nạ pha lê trong suốt. Hai chị em túm lấy dây cương và hướng con Maude đi men theo hàng rào. Nhưng một ụ tuyết bồi to đã chặn kín cả đường đi nên chúng buộc phải tìm một lối đi khác. Trước hy vọng về một chốn an toàn vừa bị dập tắt một cách phũ phàng, Emmet và Hazel đành phải lần mò tìm một hàng rào thép gai hay một cột trụ khác, những mong tìm lại cơ hội cho mình. Nhưng chúng đành bất lực. (Cánh cửa dẫn tới nông trang chỉ cách đó vài chục mét đã bị chôn vùi trong cái ụ tuyết khổng lồ kia).
Trước sự ầm ào của gió và tuyết, hai chị em đành phải bò trở lại chiếc xe. Như cảm thông với sự mệt nhọc của chủ, con Maude ngoan cường kéo chiếc xe cho đến khi chiếc xe nghiêng ngả do vướng phải một chướng ngại vật ngầm, rồi bị lật ngược và hất bọn trẻ ngã nhào khỏi mái vòm bằng bạt.
Một lần nữa, Hazel và Emmet lại bước ra ngoài. Chúng ra sức đẩy, kéo rồi lại đẩy. Nhưng chiếc xe lún sâu trong tuyết vẫn cứ trơ lì ra đó. Giữa bóng đêm đặc quánh, Hazel tự nhủ bằng mọi cách phải tìm ra đường về nhà – đó là trách nhiệm của người chị cả. Cô bé dò dẫm bên trong chiếc bạt. “À, tìm thấy rồi, chúng ta đang nằm trong một cái hang nhỏ nên chúng ta có thể biến nơi này thành một nơi ấm áp và dễ chịu hơn”.
Kể từ khi chiếc xe bị lật, nền gỗ chật hẹp trở thành bức tường thấp hướng về phía đông còn chiếc vòm bằng bạt không có rèm phủ ở hai đầu làm thành một chiếc lều nhỏ. Trong bóng tối, Hazel tìm thấy chăn và áo choàng. Dù lúc này bàn tay đã tê dại nhưng cô bé vẫn cố gắng phủ hai chiếc chăn lên “trần nhà” bằng bạt. Nghe lời Hazel, Emmet và Myrdith nằm xuống, thu mình gọn lỏn trong đó. Gió rít liên hồi qua lỗ hở phía bắc, phả vào trong những luồng khí lạnh tê người. Hazel lại ra sức che chắn hướng gió ấy bằng chiếc áo choàng cũ kỹ. Gió thổi tốc tấm áo bay lên phần phật, nhưng cuối cùng Hazel cũng giăng được chiếc áo bao quanh em trai và em gái.
Gió càng lúc càng mạnh, thốc từng hồi như dao, xé toạc vòm bạt. Hazel vồ lấy mảnh bạt bị rách rồi chồng lên chiếc áo choàng. Cô bé tận dụng bất cứ thứ gì có thể. Chỉ có một cách để hai đứa em ở yên một chỗ là cô bé phải nằm đè lên chúng. Lúc này, ba đứa trẻ chẳng còn gì để che chắn khỏi trận bão tuyết khủng khiếp trừ mấy tấm vải lủng lẳng đang bị thổi bay phần phật.
Tuyết rơi càng lúc càng nhiều và dày. Ba sinh linh nhỏ bé đó nằm thoi thóp bất động, trí não và thể xác của chúng gần như tê dại. Hazel cố gắng kéo mình ra khỏi trạng thái đó. Cô bé gào lên:
- Emmet! Myrdith! Các em không được nhắm mắt đấy. Hai đứa đứng dậy ngay đi! Chị sẽ đếm đến một trăm. Cứ đứng lên ngồi xuống như khi các em đang chạy. Nào bắt đầu, một, hai, ba!
Hazel dần cảm nhận được sự cử động của các chi bên dưới cơ thể. Cô bé cố gắng tự điều khiển chúng, não cô bé ra lệnh cho chân nhưng cô không dám chắc chúng có còn vâng lệnh nữa không.
- Em mệt quá. Chúng ta không dừng lại được sao? – Myrdith thều thào nài nỉ.
- Không. Chúng ta chỉ mới làm đến bảy mươi mốt thôi. – Hazel cương quyết.
Cô bé tiếp tục bảo hai em:
- Các em hãy xòe ra khép lại các ngón tay của mình một trăm lần.
Emmet thò đầu ra khỏi chiếc áo choàng:
- Thôi nào chị Hazel. Hãy vào đây đi. Chúng ta có chỗ trú mà.
- Không, chị không thể vào được – Bộ quần áo đẫm tuyết chỉ còn chút hơi ấm vẫn cố gắng giang rộng chia sẻ cho hai đứa em. – Mọi thứ đã bị thổi bay hết rồi. Chị phải ra kéo chúng lại. Với lại, chị không lạnh lắm. Hãy hát bài “Nước Mỹ tuyệt vời” như trong bài thể dục sáng nay đi nào. – Hazel động viên các em.
Từ bên trong chiếc áo choàng vọng lên giọng hát trong trẻo của hai đứa trẻ – những ca từ chúng vừa mới vui vẻ hát vào sáng nay – những ca từ đã ra đời cách đây cả trăm năm. Ôi sao đẹp ngời! Bao la một trời. Cánh đồng mênh mông tốt tươi. Oai nghiêm đời đời. Non cao tuyệt vời. Ơn đầy trên cánh đồng vui”. Bọn trẻ hát vang bốn câu thơ.
Chị em mình cầu nguyện để Chúa che chở cho chúng ta đi. – Myrdith gợi ý rồi bắt đầu: Con đang cố chìm vào giấc ngủ…
- Không, không phải như vậy! Hazel cắt ngang. Hãy thay bằng bài “Cha của chúng ta” đi.
Thế rồi chúng trang nghiêm đọc lời cầu nguyện.
Đêm hôm đó như kéo dài vô tận. Hazel chỉ cho các em tập thể dục, kể chuyện, hát hò, cầu nguyện. Cô bé ngồi lặng lẽ giữa trời bão tuyết tưởng như không bao giờ ngừng rơi, thi thoảng cô bé đưa đôi tay gần như tê liệt của mình gỡ bỏ những lớp tuyết cứng bao quanh chân Myrdith và Emmet. Chính trong trời đêm khắc nghiệt, bàn tay cô bé đã truyền hơi ấm cho các em và xua đi những hiểm nguy đang rình rập.
Hazel căn dặn kỹ càng hai em hết hết lần này tới lần khác: “Hãy nhớ là hai em không được phép ngủ đâu đấy – ngay cả khi chị ngủ quên. Hãy hứa với chị là các em sẽ không ngủ, bất kể các em có thấy buồn ngủ thế nào. Hãy giữ cho nhau luôn thức. Các em có hứa không?”.
Chúng đã hứa.
Một vài lần, Myrdith đã lên tiếng hỏi rằng “Tại sao cha không tìm chúng ta?”.
Trong khi đó, vừa thấy bọn trẻ biến mất khỏi sân trường, William Miner liền thúc con Kit phóng qua những đụn tuyết mới để về nhà với niềm tin chắc chắn rằng con Maude đã về nhà trước. Anh gặp vợ ở cửa. Họ nhìn nhau, ánh mắt ngỡ ngàng, lo lắng và sợ hãi.
Ngay lập tức, anh đã thông báo khẩn cấp cho người dân quanh vùng. Gần 40 người đàn ông đã mạo hiểm mạng sống nhanh chóng đi tìm. Họ kiên nhẫn sục sạo khắp các cánh đồng và các con đường từ nông trang của Miner dẫn đến trường học. Rồi họ dừng lại tại các nông trang để đổi nhóm, cấp cứu những người bị tê cóng, uống cà phê cho ấm và bàn kế hoạch mới. Tất cả những đứa trẻ khác đều an toàn trong nhà. Nhưng sau bao nỗ lực, mọi người vẫn không phát hiện ra bất cứ dấu hiệu gì của ba chị em Hazel.
Gió đã mạnh thành bão với vận tốc lên tới gần 100km/giờ, nhiệt độ hạ dần đến gần 00C. Nền trời xám đã bị bóng tối lấn át. Tuyết vẫn không ngừng rơi. Trước tình hình đó, những người tìm kiếm phải dừng lại chờ trời sáng.
Buổi sáng hôm sau, một nhóm người đã thông báo có dấu vết của một chiếc xe trượt tuyết nhỏ và một con ngựa ở phía cửa nam của trường học bị vùi lấp do tuyết rơi quá nhiều. Ngay lập tức, nhóm tìm kiếm được tổ chức lại. Những người đi theo đội thì dùng xe trượt tuyết, người đi lẻ thì cưỡi ngựa còn một số người đi bộ để tìm kiếm trong phạm vi 800 mét. Họ đi tới đi lui, sục sạo hết khu đất bị tuyết phủ trắng xóa.
Vào lúc hai giờ chiều thứ Ba, 25 giờ kể từ lúc những đứa trẻ nhà Miner mất tích, những người tìm kiếm đã thấy dấu vết ở một đồng cỏ cách trường hai dặm về phía bắc. Đó là một chiếc xe trượt tuyết bị đổ nhào. Kế đó là một con ngựa đứng bất động nhưng vẫn còn sống. Một gò cao bị tuyết bao phủ nằm dưới vòm của chiếc khung xe trơ trụi.
Thân thể cứng ngắc của một cô bé nằm úp mặt xuống với chiếc áo khoác không cài nút trải rộng. Đôi tay cô bé đang ôm lấy em trai và em gái để che chở cho chúng.
Đoàn người tìm kiếm nhẹ nhàng đỡ cô bé rồi gỡ bỏ chiếc áo choàng và tấm bạt rách nát mà cô trùm lên cơ thể. Bên dưới là Myrdith và Emmet, cả hai đã mê man, cơ thể như đông cứng nhưng vẫn sống. Chúng đã hứa không ngủ quên dù Hazel biết chúng có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại được nữa.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng

Tình yêu bất diệt của vợ chồng cố nghệ sĩ Tuấn Dương dành cho nhau có lẽ không từ nào diễn tả hết được.

Đến nhà nghệ sĩ Tuấn Dương ngay sau khi biết thông tin ông qua đời, căn nhà trở nên im ắng lạ thường giữa khu phố tập nập phía sau trường Đại học Thương Mại – Hà Nội. Bà Thúy Nga – vợ nghệ sĩ Tuấn Dương buồn bã, đôi mắt vẫn còn đỏ hoe ra tiếp phóng viên. Theo chia sẻ của bà, ông qua đời chính xác là vào lúc 23 giờ 5 phút ngày 30/11.


Trước đó cùng ngày, lúc 4 giờ sáng diễn viên “Xuân tóc đỏ” bắt đầu thấy khó thở nên gia đình vội vã đưa vào viện cấp cứu. Sau khi được các bác sĩ điều trị thì bất ngờ như một phép màu, ông đã tỉnh lại nói chuyện được với mọi người trong gia đình. “Lúc chồng tôi ra đi là ngày vui vẻ nhất, được gặp tất cả anh chị em và các cháu. Thậm chí, anh ấy còn cười bảo với tôi như này: “Anh vui lắm, hôm nay tổ cấp cứu cùng các bác sĩ đã làm rất tốt, mình cần phải thưởng cho người ta”. Sau khi thay đồ, dùng bữa tối xong thì tầm 9 giờ tối bất ngờ bị nghẹt thở trở lại và được cấp cứu. Nhưng đến 11 giờ đêm thì không cứu chữa được nữa.” – Bà Nga nghẹn ngào kể với chúng tôi.
Tiếp phóng viên trong căn nhà nhỏ khá đơn sơ, bà Thúy Nga kể ngày xưa trước khi hai vợ chồng lấy nhau, nghệ sĩ Tuấn Dương được đoàn kịch nói Công an nhân dân cấp cho một căn hộ nhỏ 11m2 ở gần cơ quan nhưng vì bé quá nên hai vợ chồng quyết định chuyển về đây ở từ năm 2008. Khi lấy nhau cũng là lúc diễn viên "Xuân tóc đỏ" vừa mới về hưu. Nhìn căn nhà không có quá nhiều đồ đạc giá trị, có chăng là chiếc tivi, tủ lạnh và cái máy giặt cũ kĩ. Không những vậy, xung quanh nhà đã có dấu hiệu thời gian với những vết mốc, sơn bong ra… Phải chăng cuộc sống người nghệ sĩ lại vất vả và cơ cực đến vậy? 

Nhưng không, theo vợ nghệ sĩ tâm sự thì cả hai vợ chồng ông bà đều không bận tâm quá nhiều đến chuyện cơm áo gạo tiền. “Chồng tôi đi diễn dù vai chính hay vai phụ cũng không quan trọng, cốt là được cười, được mang niềm vui đến với mọi người. Có khi anh ấy cũng chẳng để ý cat-sê là bao nhiêu đã nhận lời tham gia phim hay lồng tiếng phim luôn. Anh ấy thường bảo tôi sống đừng đè nặng quá nhiều về tiền như vậy mới thanh thản được… Ấy vậy mà anh ấy đã bỏ tôi ở lại một mình…”.

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 3
Bà Thúy Nga - vợ nghệ sĩ Tuấn Dương lặng người tâm sự

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 4
Nụ cười hạnh phúc của nghệ sĩ Tuấn Dương bên vợ
Bà cố giữ cho giọng mình bình tĩnh và ngăn dòng lệ khi kể về bệnh tình của chồng. Bà kể mặc dù cả gia đình đều chuẩn bị trước tâm lý về “cát bụi trở về với cát bụi” nhất là khi bệnh tình của chồng ở giai đoạn cuối nhưng ai ai cũng không giấu nổi sự đau buồn vì mất mát quá lớn. Mọi người biết nghệ sĩ Tuấn Dươngbị bệnh ung thư thực quản được gần một năm nay. Khi đó, ông cảm thấy khó nuốt, gặp vấn đề trong ăn uống đã đi vào bệnh viện khám và kiểm tra một mình. Tuy nhiên, lúc biết mình bị ung thư ông lại giấu tất cả mọi người, không cho ai biết một thời gian. “Ngày hôm đó, khi đi trở về nhà, không giống như mọi khi bật ti vi xem mà lại chỉ ngồi thu mình trầm ngâm trong một góc giường, không bật điện lên. Tôi mới hỏi đùa “sao lại ngồi như vậy, nhìn anh như ma ấy!” thì chồng tôi chỉ im lặng và mỉm cười. Đến tận bây giờ tôi vẫn rất hối hận vì lời nói của mình, cũng như việc thiếu nhạy cảm khi đó. 

Bị bệnh, nhưng chồng tôi nhất quyết không nói với bất cứ ai, anh ấy chịu đựng nỗi đau một mình. Mãi đến 1 tháng sau khi kiểm tra sức khỏe, vào ngày anh chuẩn bị lấy kết quả xét nghiệm tôi mới được biết mọi chuyện. Tôi liền gọi điện cho chồng và nói: “Anh ơi, tại sao anh không cho em biết chuyện. Em sẽ luôn bên cạnh anh. Hai vợ chồng mình cùng cố gắng”. Và khi đó, chồng tôi bảo rằng: “Anh chỉ sợ em không chịu đựng được thôi.”
 – bà chia sẻ.

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 5
Bà bật khóc khi nhớ về chồng

Ngay khi bác sĩ kết luận bị bệnh ung thư thực quản, gia đình không quản ngại khó khăn, vất vả đưa “Xuân tóc đỏ” đi điều trị khắp mọi nơi từ đông y đến tây y. Do khoảng thời gian đầu vẫn còn nhiều hợp đồng đóng phim, nên nghệ sĩ Tuấn Dương nhất quyết không chịu điều trị hóa chất mà chỉ chữa bằng đông y để giảm những cơn đau. Mãi đến tháng 4 vừa qua, sau khi kết thúc các bộ phim, nghệ sĩ mới chịu để gia đình đưa vào bệnh viện điều trị tây y. Dù nằm trên giường bệnh, nhưng vẫn luôn khao khát được trở lại với nghệ thuật, tham gia các bộ phim. Kể đến đây, bà Nga lại bật khóc: “Tôi chưa thấy ai yêu nghề như chồng mình, dù bị bệnh nặng nhưng vẫn quyết tâm “trốn” gia đình nhận lời tham gia một bộ phim Tết sắp tới. Đến giờ, cả nhà vẫn không biết là phim gì. Hay tháng trước, khi đầu bị trọc hết do điều trị phóng xạ, anh ấy còn nhận lời một đạo diễn nào đó vào vai bệnh nhân ung thư nằm trên giường bệnh….”.

Mấy tháng nay, bệnh tình của nghệ sĩ Tuấn Dương trở nên nặng hơn, ngoài sự giúp đỡ của anh chị em và các cháu trong gia đình, hầu như mọi việc bà Nga đều quán xuyến hết. Vừa chăm chồng ở bệnh viện, vừa tranh thủ kinh doanh hàng quán nhỏ ở nhà để trang trải kinh tế gia đình. Những ngày cơn đau quái ác hoành hành liên tục, bà thường thức trắng đêm cùng chồng, lo lắng về sức khỏe của chồng. “Dù bị đau nhưng chồng tôi không bao giờ khóc hay kêu đau lắm trước mặt vợ, anh ấy lúc nào cũng thương và lo lắng cho tôi, sợ tôi không chịu đựng nổi.”. – Bà lại nghẹn lời.

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 6
Hai vợ chồng khi mới yêu nhau

Nhiều người băn khoăn tại sao hai vợ chồng Tuấn Dương không nghĩ đến chuyện có con hay nhận con nuôi để cuộc sống về già đỡ cơ cực và cô đơn hơn. Nhưng theo chia sẻ của bà Nga, ở độ tuổi của hai vợ chồng bà sinh con là điều không nên, sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ sau này. Nên hai vợ chồng cứ sống với nhau như vậy, cùng yêu thương nhau, mang niềm vui đến cho nhau ở tuổi già. Nói đến đây, đôi mắt người phụ nữ bước sang tuổi 50 lại ánh lên niềm hạnh phúc về tình yêu dành cho chồng cũng như mối cơ duyên đưa hai người đến với nhau.

Tôi quen anh Dương khi tôi mới chuyển về gần đoàn kịch Công an nhân dân kinh doanh buôn bán nhỏ. Từ xưa, tôi không có mấy thiện cảm dành cho giới nghệ sĩ lắm. Nhưng chẳng hiểu sao, hàng ngày cứ có một anh diễn viên nào đó gầy gò mặc áo hoa hòe hoa sói, quần đùi rộng thùng thình đến quán mình uống nước. Thoạt đầu không nói chuyện gì, dần dần tôi mới biết anh tên là Tuấn Dương còn hơn mình tận 11 tuổi. Ngày đó, tôi thấy thương anh Dương nhiều lắm, cứ sau những ngày đi diễn xa trở về, các nghệ sĩ khác có người thân – gia đình ra đón còn anh Dương thì cứ lủi thủi một mình đi xuống xe với chiếc ba lô nhỏ. Có hôm thì kiếm hàng ăn nào đó ăn tạm cho qua bữa, có hôm lại đi nhâm nhi chén rượu hay sang quán tôi uống cốc nước… Dần dần cả hai có tình cảm với nhau từ lúc nào không hay. Có lẽ vì thế mà hai vợ chồng tôi có sự đồng cảm và hiểu nhau hơn.”.

Bà Nga vẫn nhớ cái ngày trước khi bà quyết định về làm người một nhà với nghệ sĩ Tuấn Dương. Buổi tối hôm đó ông có hẹn bà ra ghế đá công viên gần nhà nói chuyện. Nhưng vì điện thoại ông chỉ còn có 2.000 đồng không thể gọi điện được mà nhắn tin nói: “Điện thoại anh chỉ có 2.000 đồng nên không gọi được cho em, chỉ có thể nhắn tin được cho em. Anh đang đợi em ở ghế đá trước cửa nhà…”. Đến giờ, nhiều khi hai vợ chồng ngồi nói chuyện với nhau, nghệ sĩ Tuấn Dương vẫn đùa vợ rằng: “Anh phải mất 55 năm qua mới có thể tìm được người phụ nữ của mình…”.

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 7

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 8
Hình ảnh hai vợ chồng hạnh phúc trong ngày cưới

Chỉ hơn 5 năm làm vợ nghệ sĩ Tuấn Dương, bà Thúy Nga chưa một lần to tiếng hay giận chồng lâu được. Bởi cứ mỗi lần chuẩn bị giận là ông lại tìm cách làm bà vui, tạo tiếng cười cho cuộc sống vợ chồng. Lúc nào Tuấn Dương cũng gọi bà là “em”, xưng “anh” rất tình cảm. Có những hôm không đi đóng phim thì ông lại ở nhà phụ vợ bán hàng, nấu cháo… Còn bà, cứ mỗi lần nghệ sĩ Tuấn Dương nhận lời tham gia bộ phim mới là bà lại đọc kịch bản cùng chồng rồi chọn trang phục cho chồng. “Mỗi một vai diễn tôi lại chọn quần áo cho anh Dương mặc phù hợp. Chứ bình thường anh ấy lôi thôi lắm, không biết mặc như thế nào đâu. Vì anh ấy rất thích mặc áo chim cò và hoa hoét nên từ lúc lấy nhau đến giờ chắc tôi phải mua hơn trăm cái hoa sặc sỡ cho chồng mình rồi…” – bà khẽ mỉm cười.

Trong mắt bà Nga, Tuấn Dương là người chồng mẫu mực. Bao năm qua, ông luôn sống giản dị, cần kiệm và rất tốt với rất cả mọi người. Nhiều khi những đồ trong nhà không dùng đến, bà đem bỏ đi thì ông lại ra nhặt về cất một góc gọn gàng và nói rằng không nên vứt đi như vậy, sẽ có lúc nào đó lại cần và dùng đến chúng. Đối với các cháu trong nhà hay hàng xóm láng giềng, ông đều hết mực yêu thương và giúp đỡ… Nhiều khi các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mai vẫn gọi vui quán hàng nhỏ của nhà ông bà là quán nghệ sĩ. Lần nào ra quán ngồi, lại được nghe ông kể chuyện và tâm sự về nghề diễn viên đời mình.

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 9
Hàng xóm liên tục tới hỏi thăm và chia buồn cùng gia đình

Những câu chuyện tình yêu, cuộc sống vợ chồng, niềm đam mê dành cho nghệ thuật của chồng được tái hiện qua từng lời kể của vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương. Từ hôm nghệ sĩ qua đời, bà con hàng xóm, bạn bè liên tục tới chia buồn cùng gia đình. Thỉnh thoảng, các bạn sinh viên hay người dân đi đường lại dừng lại trầm ngâm nhìn vào nhà nhớ đến hình ảnh người nghệ sĩ mộc mạc, giản dị của nhân dân.

Theo thông báo chính thức, lễ viếng nghệ sĩ Tuấn Dương sẽ bắt đầu từ lúc 7 giờ 30 đến 9 giờ sáng 4/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 Bộ Công An. Sau đó sẽ đưa linh cữu ra đài hóa thân Hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.

Cùng ngắm những hình ảnh đơn sơ trong căn nhà của vợ chồng nghệ sĩ Tuấn Dương:

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 10
Căn nhà đơn sơ của hai vợ chồng nghệ sĩ Tuấn Dương

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 11
Bức ảnh nghệ sĩ khi còn công tác tại đoàn kịch nói Công an nhân dân

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 12
Huy chương chiến sĩ vẻ vang

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 13
Mọi thứ trong nhà đều khá bình dị

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 14

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 15

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 16
Còn có nhiều dấu hiệu của thời gian

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 17
Những đồ dùng có giá trị duy nhất trong nhà

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 18
Mọi thứ đều bình dị

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 19
Bộ quần áo nghệ sĩ hay mặc vẫn còn treo trên tường

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 20
Và đây là bộ trang phục gia đình chuẩn bị cho nghệ sĩ Tuấn Dương mặc khi bắt đầu phát tang

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 21
Bà Thúy Nga - vợ nghệ sĩ Tuấn Dương đau buồn trước sự ra đi của chồng

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 22
Bà giới thiệu cho chúng tôi những bức ảnh của chồng

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 23
Hình ảnh "Xuân tóc đỏ" khi còn trẻ

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 24
Nghệ sĩ Tuấn Dương trong một vở kịch

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 25
Ngoài đời lúc nào cũng nhí nhảnh, vui vẻ

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 26
Không quên phụ giúp vợ kinh doanh cửa hàng nhỏ

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 27
Nụ cười thân quen của người nghệ sĩ

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 28

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 29
Chụp hình cùng với diễn viên hài Thúy Nga

Vợ cố nghệ sĩ Tuấn Dương thức trắng nhiều đêm vì chăm chồng 30
Kỷ niệm năm 2005 khi về thăm Tân Trào