Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Độc đáo trường nổi trên sông!!!

 Ngôi trường độc đáo chỉ gồm 1 lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại trên tàu vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng ở Vĩnh Long. Trường học này có thể di động nhằm phục vụ cho nhiều học sinh ở vùng sông nước Cửu Long.

Đây là trường học nổi đầu tiên của Việt Nam do Ngân hàng HSBC Việt Nam phối hợp với Quỹ Dariu Việt Nam (tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ) vừa tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng ở Vĩnh Long. Tổng vốn đầu tư để có được ngôi trường nổi khoảng 1,2 tỷ đồng, gồm 36 máy laptop, máy lạnh, hệ thống bàn, ghế và chiếc tàu gỗ.
Trường học nổi nằm ở bến sông ngay cổng trường THCS Hồ Đức Thắng.
Trường học nổi nằm ở bến sông ngay cổng trường THCS Hồ Đức Thắng.
Những em học sinh ở Trường THCS Hồ Đức Thắng (Thanh Bình, Vũng Liêm) sẽ đầu tiên thừa hưởng từ dự án này. Sau trường học nổi đầu tiên này dự kiến sẽ có 10 trường học nổi tương tự sẽ được triển khai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất phù hợp với hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Hiện tại, trường nổi đang đậu trước cổng Trường THCS Hồ Đức Thắng khiến nhiều học sinh ở đây tò mò, thích thú. Em Nguyễn Thị Thúy Vi, học sinh lớp 7/1 Trường THCS Hồ Đức Thắng cho biết: “Trước đây em cũng học Tin học ở trường nhưng chỉ toàn là máy tính để bàn cũ. Từ khi có trường học trên tàu em mấy bạn trong lớp đăng ký vô học được mấy ngày được tiếp xúc với máy tính xách tay hiện đại lại kết nối mạng nên học rất thích”.
Học sinh rất thích thú với trang thiết bị hiện đại ở trường học nổi.
 
Học sinh rất thích thú với trang thiết bị hiện đại ở trường học nổi.
Học sinh rất thích thú với trang thiết bị hiện đại ở trường học nổi.
Vừa khai giảng, Trường THCS Hồ Đức Thắng đã mở được 8 lớp với mỗi lớp 30 em học sinh theo học chiếm gần 50% tổng số học sinh trong trường.
Thầy Nguyễn Văn Sỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Đức Thắng cho biết: “Dự án này được triển khai ở vùng sâu, vùng xa rất hiệu quả vì bổ trợ kiến thức giúp học sinh tiếp cận được trang thiết bị hiện đại. Ngôi trường trên tàu có thể di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác rất phù hợp với miền sông nước”.
Học sinh rất thích thú với trang thiết bị hiện đại ở trường học nổi.
Ngoài trường học nổi di động còn có trường học trên container di động giúp ích rất nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa.
Hiện tại, những chiếc xe container đang phát huy hiệu quả rất tốt đến với các trường vùng nông thôn có thể di chuyển bằng đường bộ. Với 2 loại hình trường học di động này có thể len lỏi khắp các vùng nông thôn ở khu vực miền Tây, giúp các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.
Ông Phạm Tuấn Anh - Trưởng bộ phận dự án cho biết: “Trường học nổi trên tàu sẽ lưu lại trên địa bàn xã Thanh Bình 6 tháng  với 2 khóa học tin học sau đó sẽ đến xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thêm 6 tháng nữa rồi đến địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh khác trong khu vực”. Theo ông Tuấn Anh, toàn bộ kinh phí hoạt động từ điện, trang thiết bị giảng dạy, thuê giáo viên đều do dự án tài trợ để giúp trang bị kiến thức tin học căn bản cho các học sinh vùng sâu, vùng xa.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa!!!

Tôn trọng quyết định của học sinh (HS) nhưng nhiều giáo viên (GV) dạy Sử không khỏi chạnh lòng và xót xa khi môn học này chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng. Trong khi GV bộ môn khác đang “vắt chân lên cổ” thì nhiều GV Sử đang được “nhàn nhã” mà không hề vui.
 >> Học sinh đồng bằng né môn Sử, miền núi ngại môn Anh
 >> Gặp học sinh duy nhất chọn thi tốt nghiệp môn Sử
 >> Có trường chỉ duy nhất một học sinh đăng kí thi môn Sử

Chưa có số liệu chính thức và chính xác về tỷ lệ đăng kí các môn thi tốt nghiệp tự chọn tại các trường THPT trên cả nước. Vậy nhưng, với những số liệu thống kê ban đầu cho thấy, tỷ lệ đăng kí chọn môn Lịch sử không cao, nếu không muốn nói là thấp. Thậm chí, ở một số trường học, chỉ có vài em hoặc 1 em đăng kí dự thi môn này.
Dẫu tình trạng học sinh lựa chọn môn Sử sẽ ít đã được dự đoán từ trước nhưng khi có kết quả đăng kí, nhiều giáo viên dạy Sử không khỏi “sốc”. Và sau cái “sốc” đó là cảm giác chạnh lòng khi bộ môn của mình bị học sinh “hắt hủi”. 
Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa
Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên bộ môn Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu: "Tôi tôn trọng quyết định của học sinh nhưng vẫn thấy buồn và xót xa".
Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ: “Là giáo viên, tôi tôn trọng quyết định của học sinh. Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế hiện nay khi số lượng học sinh thi khối C giảm và số học sinh đăng kí thi vào ngành Lịch Sử ở các trường ĐH cũng giảm. Việc các em không đăng kí lựa chọn môn Sử không có nghĩa là các em ghét hay quay lưng với môn học này. Tuy nhiên, với tý lệ đăng kí dự thi môn Sử thấp thì nói thật là tôi rất buồn và xót xa.
Buồn vì liên tục trong những năm gần đây, Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam cùng với các chuyên gia hàng đầu, những nhà giáo dạy Sử ở các cấp học tâm huyết đã tổ chức rất nhiều cuộc Hội thảo chuyên gia tầm quốc gia, quốc tế để đề xuất với các cấp có đủ thẩm quyền việc xem môn Sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp và một số kỳ thi quốc gia khác. Xót xa vì Bộ GD&ĐT chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của môn Sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ”.
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có hơn 300 học sinh khối 12, trong đó có 3 lớp thuộc chuyên ban C. Tuy nhiên, số lượng học sinh đăng ký dự thi môn Sử chỉ khoảng hơn 30 em, nghĩa là chưa đến 1/10 học sinh khối 12 cùa trường này chọn môn Sử là môn thi tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm - giáo viên Lịch sử Trường THPT Thái Lão (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng không dấu khỏi vẻ thất vọng khi tỉ lệ thí sinh đăng kí dự thi môn Sử ở trường này quá thấp. Cả trường THPT Thái Lão chỉ có duy nhất 1 em học sinh lựa chọn môn Sử. “Nói thật là mình cũng thấy chạnh lòng khi hầu hết học sinh không chọn thi môn Sử. Tình trạng này mình cũng đã lường trước nhưng vẫn cứ thấy tủi thân thế nào ấy”, cô Tâm chia sẻ.
Vậy là trong khi các giáo viên khác đang tất bật chuẩn bị bước vào giai đoạn ôn thi nước rút cho học sinh thì các giáo viên Lịch sử có vẻ thảnh thơi hơn. Với việc số học sinh đăng kí quá ít, hầu hết các trường chỉ tổ chức 1 lớp học ôn, phân công cho một giáo viên đứng lớp. Số giáo viên Lịch sử còn lại “được nghỉ khỏe”. Khỏe nhưng không vui!.
Trong khi đó, tại Trường THPT Diễn Châu 3 (huyện Diễn Châu, Nghệ An), tình hình cũng không phải là ngoại lệ khi số lượng học sinh đăng kí dự thi môn lịch sử chỉ vỏn vẹn 5 em. Mặc dù chưa tổ chức học ôn thi cho các em nhưng một giáo viên bộ môn Lịch sử của trường này đã rất băn khoăn về việc tổ chức ôn thi cho các em. “Tình hình thực tế như vậy thì mình cũng phải chấp nhận thôi. Nhưng nói thật đứng trước một lớp học chỉ có 5 em thì nhiệt huyết của người dạy không thể như đứng trước lớp học 40-50 học sinh được”, giáo viên này tâm sự.
Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa
Trường THPT Thái Lão (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) nơi chỉ có duy nhất một học sinh đăng kí thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Về việc ít học sinh lựa chọn thi môn Lịch sử, thầy Trần Trung Hiếu lý giải: “Môn Sử khó hơn các môn khác vì kiến thức nhiều lại mang tính hàn lâm, nhiều số liệu ngày tháng, sự kiện khó nhớ. Thực tế thì điểm thi môn Sử thường thấp hơn các môn học khác, ví như môn Địa lý nên học sinh không chọn môn Sử là điều dễ hiểu”.
Việc học sinh không “mặn mà” với môn Lịch sử không phải đến bây giở người ta mới nói. Theo thầy Hiếu, chính những bất cập trong sách giáo khoa hiện hành cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh ngại học môn Sử. 5 năm trở lại đây môn Sử không có trong các môn thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, môn Sử lại là môn tự chọn. Việc môn Sử không được tổ chức thi trong những năm gần đây đã khiến cho các giáo viên bộ môn này giảm đi sự tâm huyết với nghề, với chính bài dạy của mình.
“Với kiểu “ứng thi” như hiện này dễ để xảy ra tâm lý thi thì học, không thi thì thôi. Tôi dám khẳng định với các bạn rằng hiện nay, ở không ít trường THPT, khi các em không đăng kí thi môn Sử thì thầy cũng không có tâm huyết mà dạy, trò cũng không tập trung học. Nếu có học cũng mang tính đối phó chứ không phải để muốn hiểu biết về những kiến thức lịch sử phổ thông rất sơ đẳng phục vụ cho cuộc sống.
Bên cạnh đó, với việc để học sinh tự quyết định chọn môn thi như thế này, tôi sợ sẽ tạo thành một tiền lệ về tâm lý và thói quen trong suy nghĩ, trong tư duy của học sinh. Một thói tư duy hết sức nguy hiểm đó là tâm lý và hành xử kiểu “ứng thi”, thi thì học, không thi thì thôi”, thầy Hiếu bày tỏ sự e ngại.
Thầy giáo tâm huyết với bộ môn Lịch sử này đã không khỏi xót xa khi một số học trò cũ của mình đã từng là học sinh giỏi quốc gia môn Sử, được đào tạo bài bản chuyên ngành Sử ở ĐH SP đã từ bỏ sở trường và niềm đam mê của mình vì giá trị và tầm quan trọng môn học này đã không được đánh giá đúng. Và với tình trạng này, liệu có xảy ra tình trạng số học sinh đăng kí thi vào ngành Sư phạm Lịch sử giảm, do đó tương lai gần sẽ thiếu đội ngũ giáo viên dạy môn học này?

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh!!!

Cá nhà táng (Physeter macrocephalus), là một loài động vật có vú sống trong môi trường nước ở biển. Với những chiếc răng dài 17cm và trọng lượng hơn 45 tấn, cá nhà táng được coi là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới.

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét (67 ft). Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình - nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Nó phân bổ toàn thế giới trên khắp các đại dương. Cá nhà táng chủ yếu ăn mực - thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó - nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá và có thể lặn sâu tới 3km khiến nó trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Cá nhà táng có hình dạng cơ thể đặc biệt và khó lẫn với các loài khác. Cụ thể, đầu của chúng rất lớn và có dạng khối, có thể chiếm từ 1/4 đến 1/3 chiều dài cơ thể. Lỗ thở hình chữ S nằm rất gần phía trước đầu và hơi chệch về phía bên trái cơ thể. Cấu trúc này khiến cá nhà táng có một thân hình rất bệ vệ, nhất là ở phía trước.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cá nhà táng không có vây lưng mà thay vào đó là một số lằn gợn nhỏ mọc trên lưng, trong đó gờ to nhất được dân săn cá voi gọi là "bướu" và thường dễ lầm lẫn với vây lưng của một loài cá hay cá voi nhỏ hơn.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinhHàm dưới của cá nhà táng rất hẹp và được đỡ từ bên trên. Con vật có từ 18 - 26 răng ở mỗi bên của hàm dưới và những răng này khớp vào các lỗ ở hàm trên vốn không có răng.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Cá nhà táng, cùng với cá voi mũi chai và voi biển là những loài thú có khả năng lặn sâu nhất thế giới. Cá nhà táng được tin là có thể lặn sâu tới 3 km (1,9 mi) và nín thở dưới nước tới 90 phút. Tuy nhiên thông thường con vật chỉ lặn sâu chừng 400 mét (1.300 ft) và nín hơi trong vòng 35 phút.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Não của cá nhà táng là bộ não lớn nhất trong số tất cả các động vật còn tồn tại hay đã tuyệt chủng từng được biết, nặng tới 8 kilôgam (18 lb), tuy nhiên chỉ số hình thành não bộ của con vật không phải hạng cao, nhìn chung là thấp hơn so với cá heo và nhiều loài cá voi khác.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Đuôi của cá nhà táng có hình tam giác và rất dày. Khi cá chuẩn bị lặn sâu để tìm kiếm thức ăn, chúng vung đuôi lên cao khỏi mặt nước.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm.

Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Cá nhà táng cái thường đi thành từng đàn chừng 12 con trường thành cộng với con cái của chúng. Cá đực trưởng thành rời đàn khi chúng được từ 4 tới 21 tuổi.
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Trước đây, cá nhà táng được gọi là "cá răng" (cachalot, từ tiếng Pháp có nghĩa là "răng"). Trong suốt từ đầu thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, cá nhà táng thường xuyên bị săn bắt để lấy các sản phẩm như dầu cá - dùng để làm nến, xà phòng, mỹ phẩm, dầu máy,...
Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh
Do kích thước lớn, đôi khi cá nhà táng có thể chống trả lại những kẻ săn bắt nó, điển hình như vào năm 1820 một con cá nhà táng đã tấn công và đánh chìm chiếc tàu săn cá voi mang tên Essex.