Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9!!!

Những ngày nghỉ lễ sắp tới, bạn đã lựa chọn cho mình những địa điểm vui chơi nào? Hãy biến kỳ nghỉ trở nên thật ý nghĩa khi cùng bạn bè đặt chân đến những vùng đất mới, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vỹ.
Chúng tôi xin giới thiệu 3 địa điểm tham quan lý tưởng trong dịp nghỉ lễ dành cho các bạn trẻ ham mê xê dịch.
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 1
Đỉnh Mã Phí Lèng hùng vỹ
Hà Giang
Sẽ là một thiệt thòi lớn nếu như bạn bỏ qua vùng đất Hà Giang - nơi được mệnh danh là thiên đường của dân phượt. Hà Giang đi mùa nào cũng đẹp, cảnh sắc mỗi mùa đều mang lại cho tâm con người ta những trải nghiệm thú vị khác nhau.
Đèo Mã Phí Lèng hùng vỹ, nơi ghi dấu lại những bức hình của nhiều bạn trẻ và cả những cặp đôi cưới nhau lựa chọn chụp hình album đầy ấn tượng.
Sẽ là những hàng rào đá cổ màu rêu xanh xếp chồng lên nhau đưa ta vào những bản nhỏ quanh co, rồi nghỉ chân bên quán cà phê cổ của phố Cáo. Nhâm nhi cà phê cùng bạn bè, những câu chuyện tếu táo bên nhau mà không hề xưa cũ… và những dịp cuối tuần ở nơi đây còn diễn ra những chợ phiên đầy màu sắc.
Có một mùa hoa mang tên tam giác mạch ngự trị trên cung đường Lũng Cú  Hà Giang). Ai đã đi một lần đều muốn được quay trở lại vùng đất này, vùng đất mà dân phượt cho rằng là miền đất hứa với những vẻ đẹp cảnh sắc mỗi mùa.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là mùa hoa chính, vốn là loài cây được bà con trồng lấy hạt làm bánh, nhưng khi nở tam giác mạch cho hoa màu trắng phớt tím hồng, màu hoa bình dị như đúng cái tên nó mang vậy
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 2
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 3
Những đường cua hấp dẫn cho người thích trải nghiệm và cảm giác mạnh
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 4
Ngôi nhà cổ trên phố Cáo (Hà Giang)
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 5
Những cánh đồng hoa tam giác mạch tuyệt đẹp
Mù Cang Chải 
Mù Cang Chải (Yên Bái) được biết đến với những cánh đồng lúa bậc thang chín vàng, sẽ là thời điểm thích hợp nhất cho những tay săn ảnh khi bắt đầu vào tháng 9, là thời gian lúa bắt đầu chuyển vàng.
Nếu một lần nghé qua nơi đây bạn không nên bỏ qua mùi vị của món cốm, một nét riêng biệt đặc trưng mà không đâu có thể có với hai loại cốm dẻo và cốm giòn. Màu xanh của từng hạt cốm khi đưa lên miệng nhai bạn sẽ cảm giác như mình đang đứng trước cả một cánh đồng lúa tươi mát.
Chưa hết, những trái táo mèo hẳn sẽ là sự lựa chọn làm quà tốt nhất sau chuyến đi. Táo mèo ở đây quả không quá to nhưng vị rất đậm đà, để ngâm rượu hay ngâm nước uống giải nhiệt đều rất tốt.
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 6
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 7
Những ruộng bậc thang vàng óng ở Mù Cang Chải
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 8
Hình ảnh tuyệt đẹp của thiếu nữ vùng cao mùa gặt
Thác bản Giốc
Một lựa chọn nữa khá hấp dẫn cho những bạn trẻ trong dịp nghỉ lễ này chính là thác bản Giốc (Cao Bằng). Đây là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, nằm ngay đường biên giới Việt - Trung. Thác bản Giốc được ví như “công chúa ngủ trong rừng” bởi những thác nước lớn tuôn xối xả từ trên cao xuống. Đây chính là thời gian thích hợp nhất để ghé thăm nơi này vì đang mùa nước.
Ngoài việc được đi phà trên dòng sông để tới gần chân thác, bạn còn được thưởng thức món đậu phụ đặc biệt nơi đây. Cách đó khoảng vài cây số, bạn sẽ tới động Ngườm Ngao. Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ còn mùa đông lại ấm áp. 
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 9
Thác bản Giốc hùng vỹ lớn nhất Đông Nam Á
3 địa điểm tuyệt vời cho dân phượt dịp 2/9 - 10
Động Ngườm Ngao kỳ bí.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

luôn vui vẻ yêu đời!!

"Đại gia" xin khai thác vịnh Hạ Long: “Sao chưa làm đã lo”?

Nhà nước không nên ôm quá nhiều việc, nếu làm nhiều sẽ không hiệu quả, thay vào đó hãy làm tốt và “hồng chuyên” một thứ thôi.
 >>  “Ông lớn” nào sẽ giành quyền quản lý Vịnh Hạ Long?
 >>  Quảng Ninh lên tiếng việc Bitexco đề nghị tham gia “khai thác” vịnh Hạ Long

Vừa qua, Bitexco và Tập đoàn Tuần Châu có kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh về việc nhượng quyền khai thác vịnh Hạ Long. Thông tin này đã nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ các chuyên gia, trong đó có nhiều ý kiến không đồng tình bởi phải bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới nguyên trạng. Nhưng cũng nhiều ý kiến tán thành xã hội hóa khai thác và sử dụng di sản dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước và xã hội.
PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong quản lý, khai thác và phát triển Vịnh Hạ Long.
Thưa ông, có nên giao cho DN tư nhân khai thác vịnh Hạ Long không?
Có hai vấn đề phải đặt ra và cân nhắc ở đây, nếu là giao toàn bộ khai thác cho một hoặc hai DN thì không nên bởi nó sẽ tiềm ẩn độc quyền dịch vụ và tạo tiền lệ xấu cho quản lý và điều hành di tích và danh lam thắng cảnh sau này.
Còn nếu hợp tác công tư (PPP) ở một trong những hạng mục, chuỗi dịch vụ nào đó thì sao không khuyến khích. Nhà nước không nên ôm quá nhiều việc: quy hoạch, quản lý, giám sát đến khai thác… Nếu làm nhiều sẽ không hiệu quả, thay vào đó hãy làm tốt và “hồng chuyên” một thứ thôi: là giám sát và kiểm tra.
Giao tư nhân khai thác vịnh Hạ Long: “Sao chưa làm đã lo”?
Sở hữu Vịnh Hạ Long - di sản thế giới nhưng mỗi năm khai thác dịch vụ, du lịch từ di sản này được đánh giá là dưới tiềm năng
Ở đây tôi nói là khuyến khích cho DN khai thác một trong những dịch vụ, danh lam và chỗ nên và có thể giao còn những dịch vụ, địa điểm nào thuộc bảo vệ đặc biệt thì Nhà nước vẫn quản lý. Vấn đề ở đây là phải ngồi lại quy hoạch khai thác và sử dụng như nào trong thời gian tới cho hiệu quả vì kinh nghiệm quốc tế đã có rồi.
Có rất nhiều lo ngại xung quanh ý kiến nhượng quyền thương hiệu của hai DN, ông có quan điểm như nào?
Cái lo ngại là đúng nhưng nếu cứ lo mà không có biện pháp và cách thức khai thác và sử dụng hiệu quả thì không lâu nữa, Vịnh Hạ Long sẽ khó có thể thu hút được khách du lịch bởi dịch vụ du lịch đơn điệu và tính lan tỏa của thương hiệu kém.
Trước đây, du khách thường đến để tắm biển, thăm thú phong cảnh, mua sắm và tìm hiểu đời sống tập quán bản địa. Nhưng chẳng nhẽ chúng ta mãi thế, trong khi cơ sở hạ tầng du lịch như nhà cổ, tập quán địa phương không còn hoặc đã bị phai mòn dần. Du khách đến với chúng ta hiện nay không chỉ tắm biển, thưởng ngoạn danh lam, tìm hiểu di tích mà họ còn muốn đến đây nghỉ ngơi, “tiêu tiền” mua sắm, vui chơi ở những dịch vụ giải trí đẳng cấp.
Chúng ta có những dịch vụ gì cung cấp cho du khách ngoài những chuyến tàu đêm nghỉ dưỡng và thăm quan Vịnh Hạ Long rồi về Hà Nội. Rõ ràng, chúng ta đang tự trói buộc mình, phát triển du lịch theo cách chúng ta có gì bán ấy, chứ không phải hướng đến thứ mà họ cần.
Nếu kế hoạch phát triển, dự án của DN nào phù hợp với các quy hoạch của Nhà nước và chuẩn mực ta đưa ra, tạo sao không tạo điều kiện cho DN đó “giúp” khách du lịch “tiêu tiền”. Tại sao chúng ta không nhìn mặt tích cực và quản lý mặt tiêu cực mà chưa làm đã thấy sợ?
Theo ông, có yếu tố DN tư nhân, du lịch Vịnh Hạ Long sẽ phát triển và bớt đơn điệu?
Một trong những thực tế là DN khi họ bỏ tiền ra, họ sẽ nghĩ cách để thu hồi vốn. Ở đây, vai trò quản lý nhà nước đứng ra giám sát quy hoạch, hoạt động để làm sao những vấn đề họ kinh doanh, khai thác của DN không làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến di sản. Nếu chủ đầu tư vi phạm, chúng ta có quyền dừng dự án và vẫn có luật trong tay.
Để DN khai thác chúng ta còn phải xem xét việc họ trình phương án khai thác, đầu tư cái gì, xây dựng cái gì tại Vịnh Hạ Long hay khu vực kế cận. Bỏ tiền ra đầu tư, họ phải xây dựng được quy hoạch phát triển ở những khu vực phụ cận, hoặc tuyến dịch vụ liên quan nhằm gia tăng thêm những dịch vụ kinh doanh. Đây cũng là yếu tố để các cơ quan xem xét quản lý.
Mô hình thành công nào cho chúng ta bài học trong khai thác hiệu quả di sản hoặc lợi thế biển?
Hiện Động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng đang khai thác khá thành công bằng mô hình hợp tác công tư (PPP). Tháng 3/2010 tỉnh Quảng Bình đã nhất trí cho Công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh đầu tư khai thác du lịch sinh thái tại động Thiên Đường. Hay Vinpearl (Nha Trang – Khánh Hòa) cũng khai thác du lịch biển rất thành công. Bên cạnh đó, cũng có một mô hình khác ở Tam Cốc Bích Động là nảy sinh nhiều tiêu cực do độc quyền, đây cũng là kinh nghiệm cần lưu tâm.
Kinh nghiệm quốc tế cũng thấy ở Campuchia, họ giao Angko wat cho DN tư nhân khai thác sau bao năm có việc gì đâu? Quan trọng nhất vẫn là việc chúng ta giao cho DN cái gì, đặt giới hạn cho họ làm sao và quản lý như thế nào? Chúng ta giao có chọn lọc và cần có tính cạnh tranh.
Hay xa hơn, một số kinh nghiệm quốc tế mặc dù có đặc thù khác so với Vịnh Hạ Long (khi họ không phải có một di sản) nhưng họ biết cách khai thác những nhu cầu của khách du lịch là: Lasvegas (Mỹ), Hồng Kông, Macao (Trung Quốc). Chúng ta hoàn toàn có thể có được những khu du lịch đẳng cấp quốc tế bên cạnh Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long là di sản thế giới và có ý nghĩa lịch sử, địa chất đặc biệt nên cũng cần cơ chế khác biệt?
Vịnh Hạ Long rất lớn cả về tầm vóc lịch sử, cũng như giá trị văn hóa nên vấn đề xây dựng cơ chế riêng, đặc thù để khai thác hiệu quả nên được đặt ra. Chúng ta ở đây không nên giao hoàn toàn khai thác Vịnh cho một hai DN, mà chúng ta chỉ giao ở một khía cạnh nào mà DN đó đáp ứng có năng lực, trình độ và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, mặc dù có di sản lớn nhưng việc vận hành khai thác du lịch tại Vịnh Hạ Long không hiệu quả. Năm 2013, vịnh Hạ Long cũng chỉ đóng góp 3% vào GDP, năm trước nữa cũng chỉ đóng góp 2% GDP, trong khi đó Vịnh là điểm nhấn cho ngành du lịch và du lịch cũng được xác định là một trong số ngành mũi nhọn của Quảng Ninh.
Trong rất nhiều quy hoạch, kể cả quy hoạch vùng, tỉnh, Chính phủ, cơ quan bộ và ngành vẫn tham vấn các tổ chức quốc tế, DN và thậm chí gần đây thuê quy hoạch nước ngoài. Rõ ràng, trong vấn đề quy hoạch, từ cơ quan cao nhất chúng ta cũng mở tư duy và chọn lọc những cái mới. Việc khai thác, sử dụng di sản quốc gia này cần hợp lý hợp tình và khai thác có hiệu quả. Không cứ mãi để du khách nước ngoài đến Vịnh rồi ra về mà không còn dịch vụ nào cho họ.