Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Hành trình khám phá Sơn Đoòng qua hình ảnh 360 độ

 Với khán giả trên toàn thế giới, những người chưa có cơ hội tận mắt chứng kiến kỳ quan hùng vỹ ở Sơn Đoòng, sẽ có dịp ngắm nhìn trọn vẹn qua bộ ảnh sinh động của tạp chí National Geographic.

Một trong những tạp chí ảnh nổi danh trên thế giới National Geographic mới giới thiệu cùng độc giả phóng sự ảnh với tên gọi "Fly through a colossal cave: Son Doong in 360º"  (tạm dịch: Bay xuyên qua một hang động khổng lồ: Sơn Đoòng 360º). Qua đó, người xem dễ dàng tiếp cận và khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của hang động lớn nhất thế giới chỉ qua những thao tác máy tính đơn giản.Cân điện tử | Trạm cân điện tử

Bộ ảnh điện tử mang nhiều tính năng thân thiện, giúp người xem có cái nhìn trực quan, trọn vẹn và sống động như thật. Bên dưới các hình ảnh là bộ công cụ gồm chức năng phóng to nhỏ để nhìn cận cảnh, xoay ảnh 360 độ và hiệu ứng âm thanh như tiếng suối róc rách, chim hót, rừng cây xào xạc. Đặc biệt là bản nhạc nền “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hòa người xem vào không gian mê hoặc của Sơn Đoòng.

National Geographic có lời giới thiệu khá ngắn gọn: "Chào mừng đến với Việt Nam và Vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng. Bạn đang đứng giữa dòng sông, lối vào dẫn tới hang động lớn nhất thế giới: hang Sơn Đoòng".

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Theo trích dẫn của National Geographic, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc khu vực xa xôi ở miền Trung Việt Nam. Nơi đây cách Hà Nội chừng 500 km. Toàn bộ vườn quốc gia nằm trên khối núi đá vôi với tổng chiều dài của hệ thống hang động lên tới hơn 200 km.Cân điện tử | Cân ô tô | Trạm cân ô tô | Trạm cân điện tử | Giá cân ô tô | Giá cân điện tử

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Một người dân địa phương có tên Hồ Khanh là người tìm ra hang động đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên đến năm 2009, anh cùng đoàn thám hiểm người Anh mới tìm lại được con đường dẫn tới hang động
 
Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn ĐoòngKhối thạch nhũ khổng lồ trong lòng hang. Vị trí đang đứng có chiều cao hơn 50m. Tuy nhiên, National Geographic khẳng định, đó mới chỉ là hành trình khởi đầu.
 
Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn ĐoòngMột dòng sông lớn chảy xuyên qua lòng hang. Vào mùa mưa, khi nước sông dâng cao, bạn không thể vượt qua khu vực này.
 
Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn ĐoòngVị trí đang đứng là một trong những hang lớn nhất ở đây. Khu vực này rộng tới mức có thể đủ cho một chiếc máy bay Boeing 747 bay lọt qua. Phía Bắc có một tảng nhũ thạch nhô cao tới 70m.

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Trên trần hang là mảng sụt lớn giúp ánh sáng lọt qua. Nhờ điều kỳ diệu này giúp thực vật trong lòng hang có nước và ánh sáng để sinh tồn. Theo tính toán của các nhà khoa học, hố sụt này được hình thành từ 500.000 năm trước

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Tuy nhiên rất khó để tính toán tìm ra "tuổi thật" của Sơn Đoòng. Các nhà khoa học cho rằng, nơi đây được hình thành trong Kỉ nguyên Pliocene hay thời kỳ Miocene.

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Vị trí đang đứng là hố sụt thứ 2. Từ hố sụt 1 đến hố sụt 2 chỉ cách nhau vài trăm mét, không có ánh sáng mặt trời
 
 Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Một thảm dương xỉ cùng hệ thực vật xanh mướt xuất hiện tại hố sụt 2. Khu rừng này được các nhà thám hiểm Anh đặt với cái tên "Vườn Adam". Cây cối tại đây phát triển tươi tốt. Khó lòng tin được bạn đang đứng giữa hang động. Đi sâu vào "Vườn Adam", không cẩn thận, bạn có thể lạc lối.

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn Đoòng
Đi tiếp sâu trong lòng hang là nơi chìm hoàn toàn trong bóng tối. Các nhà thám hiểm phải dùng đèn chiếu sáng công suất cao để di chuyển. Tại đây, một số loại bọ mới cũng được phát hiện.
 
Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lỗi dẫn vào hang Sơn ĐoòngKhu vực tận cùng của hang có hồ nước nhỏ. Hiện các nhà thám hiểm chưa tìm được vị trí đầu nguồn của hồ nước này. Cuối hang có nhũ thạch khổng lồ cao tới 70 m được các nhà thám hiểm gọi với tên "Great Wall of Vietnam" (tạm dịch: Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam). Đây là cách nói ví von sự hùng vỹ của nhũ thạch không kém gì so với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
 

Chuyến thám hiểm giúp người xem được tận hưởng cái nhìn gần như trọn vẹn, qua đó hình dung sự hùng vỹ và không gian kỳ ảo của Sơn Đoòng. Hành trình được nhà báo Thụy Điển Martin Edstrom cùng ê kip thực hiện. Chia sẻ với NatGeo, nhà báo Martin Edstrom khẳng định: “Khám phá hang Sơn Đoòng là thử thách lớn nếu không chuẩn bị kỹ các thiết bị ánh sáng. Mọi thứ ở đây rất hùng vỹ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét