Vết bầm tím thật ra chỉ là một chấn thương da phổ biến hoặc kết quả của các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan khác của cơ thể bị vỡ do tổn thương hay suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và gây nên các mảng bầm đen, vàng, xanh dương mà y học gọi là tình trạng xuất huyết dưới da.
Thông thường, tình trạng này biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên bạn chớ vội chủ quan vì có thể dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với những chỉ dấu của các bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra các vết bầm tím trên cơ thể mà bạn chưa biết.
Ung thư máu
Người mắc bệnh máu khó đông máu, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất. Vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp vết bầm tím có thường xuyên.
Bệnh tiểu đường
Cân sàn | Cân sàn điện tử | Cân sàn 1 tấn | Cân sàn 2 tấn | Cân sàn 3 tấn | Cân sàn 5 tấn | Cân điện tử 1 tấn | Cân điện tử 2 tấn | Cân điện tử 3 tấn | Cân điện tử 5 tấn | cân sàn điện tử
công nghiệp |báo
giá cân sàn điện tử | can san dien tu
Nếu thường xuyên thấy các vết bầm trên da mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Lý do là chảy máu mao mạch nội bộ bởi các mạch máu quá yếu.Vết bầm tím có thể dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa.
Lão hóa
Đây cũng có thể là dấu hiệu của lão hóa. Ảnh minh họa.
Khi bạn có tuổi, quá trình cơ thể sản xuất collagen giảm và lớp mỡ bảo vệ da bị mất. Sau tuổi 60, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím không lý do.
Thuốc
Một số thuốc khi dùng quá liều như aspirin, thuốc tránh thai, steroid… cũng có thể gây ra những vết bầm trên da không rõ nguyên nhân. Vì vậy, bạn nên cẩn thận uống đúng liều lượng.
Vết bầm tím có thể do uống thuốc quá liều. Ảnh minh họa.
Xuất huyết do bệnh da liễu
Trong tình trạng ày, máu rỉ từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, có thể gây ngứa. Hãy dùng thuốc điều trị để tránh rủi ro.
Thiếu vitamin C
Hoặc do thiếu vitamin C. Ảnh minh họa.
Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu vitamin C làm cho mạch máu nhỏ bị vỡ, dẫn đến bầm tím. Thiếu hụt vitamin quan trọng này cũng có thể là một trong những lý do chính tạo ra các vết bầm tím.
Theo Người đưa tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét