Mẹ già, con dại, chồng đau ốm bệnh tật đã khiến người phụ nữ, lúc bấy giờ là trụ cột của gia đình nhắm mắt đưa chân, lập bập theo bạn hàng đi buôn ma túy. Những chuyến hàng định mệnh đã khiến chị sa vào vòng lao lý, chấp nhận bản án 12 năm tù giam.
Quãng thời gian đằng đẵng sau song sắt, chị đã nhận ra lỗi lầm của mình để quyết tâm làm lại. Trở về sau bản án đời người, chị đã phục thiện, trở thành điển hình tiên tiến trong tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương.
Chị là Vũ Thị Thường (SN 1968), trú xóm 2, xã Minh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến tái hòa nhập cộng đồng do Công an Nghệ An tổ chức vào trung tuần tháng 9/2014 vừa qua, chúng tôi đã thực sự ấn tượng với chị, một người phụ nữ đầy nghị lực. Đến lúc được mục sở thị ngôi nhà 2 tầng khang trang, đầy đủ những tiện nghi đắt tiền do chính một tay chị làm nên, chúng tôi thực sự cảm phục về nghị lực hoàn lương của chị sau chuỗi ngày đen tối đã trải qua.Cân ô tô điện tử 40
tấn chất lượng cao| Cân ô tô điện tử 60
tấn chất lượng cao
Ký ức buồn của người phụ nữ đi buôn ma túy để… thoát nghèo!
Chị Vũ Thị Thường sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã Đại Thành. 18 tuổi, chị về làm dâu trong một gia đình cũng nghèo rớt mùng tơi ở xã Minh Thành, cuộc sống càng khốn khó hơn khi hai đứa con ra đời, người chồng đổ bệnh, phải nhập viện thường xuyên.
Trong hoàn cảnh đó, chị Thường thấy mẹ chồng đói rách quá nên không nỡ quay lưng, dù vất vả nhưng chị vẫn đón bà về chăm sóc. Nhà thêm miệng ăn, khó khăn càng chồng chất, lao động chính trong nhà lúc này gần như chỉ một mình chị bươn chải. Không đành lòng nhìn chồng con nhiều hôm phải nhịn đói, chị Thường đã xoay đủ nghề để kiếm sống, nhưng vẫn không thoát khỏi cơn bĩ cực.
Một lần ra chợ, nghe phong thanh nhiều người kháo nhau chuyện đi buôn “hàng trắng” tận biên giới Kỳ Sơn, mỗi chuyến như vậy lời lãi cả trăm ngàn đồng, là số tiền không hề nhỏ lúc bấy giờ, đặc biệt là với những gia đình khó khăn như chị Thường.
Sau khi tìm hiểu, chị Thường được một nhóm người đồng ý cho gia nhập đường dây vận chuyển ma túy từ miền núi về miền xuôi, mỗi chuyến đi như vậy nếu trót lọt, họ sẽ trả công cho chị từ 50.000 – 70.000 đồng. Thấy kiếm tiền dễ, lại không mất quá nhiều công sức, đỡ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho giời nên chị Vũ Thị Thường đã nhận lời tham gia đường dây này mà không nhận thức được rằng như vậy là vi phạm pháp luật.
Trong một thời gian dài, chị đã “vô tư” gia nhập đường dây vận chuyển ma túy, có những chuyến “hàng” đích thân chị phải ngược lên tận thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), giáp với nước bạn Lào để lấy hàng mang về giao cho đối tác. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy này sau đó đã lọt vào tầm ngắm của lực lượng công an, những tên cầm đầu lần lượt sa lưới, và chúng đã khai ra chị Thường là một trong những mắt xích quan trọng. Chị bị bắt trước sự ngỡ ngàng của gia đình, họ hàng và bà con lối xóm, đặc biệt là với chồng con, bởi quá trình tham gia vận chuyển ma túy, chị giấu biệt không cho chồng và các con biết.Cân sàn 1 tấn | Cân sàn 2 tấn | Cân sàn 3 tấn | Cân sàn 5 tấn | Cân điện tử 1 tấn | Cân điện tử 2 tấn | Cân điện tử 3 tấn | Cân điện tử 5 tấn |
Chị Vũ Thị Thường trong căn nhà khang trang của mình.
Chị Vũ Thị Thường nhớ lại: “Ngày tôi phải chịu tội trước pháp luật thì đứa con trai út chưa đầy 4 tuổi, nghĩ về cảnh chồng một mình nuôi con, rồi thăm nuôi vợ mà nước mắt tôi chảy dài suốt nhiều đêm không dứt. Khi tòa tuyên án 12 năm tù giam, dường như tôi hoa mắt, ù tai không nghe thấy gì nữa, tôi hoang mang vô cùng, nghĩ rằng mình sẽ chết mòn trong nhà giam”.
Nhưng rồi, chị không những không chết mà còn hồi sinh mạnh mẽ chính từ những ngày thụ án sau song sắt. Những ngày ở Trại giam số 5 (Bộ Công an), đóng chân ở Yên Định (Thanh Hóa), được sự động viên của các cán bộ quản giáo và đặc biệt là sự cần mẫn thăm nuôi, động viên của chồng và hai đứa con, chị đã dần lấy lại được tinh thần.
“Tôi thay đổi suy nghĩ, mình phải cố gắng làm thật tốt để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, để sớm về lại với chồng và 2 đứa con đang ngóng mẹ từng ngày. Vì thế, tôi luôn chấp hành mọi nhiệm vụ được phân công, cần cù trong công việc nên được giảm án nhiều lần, và có lần tôi được giảm tới 9 tháng. Sau 9 năm cải tạo giam giữ, năm 2004, tôi được đặc xá ra tù trước thời hạn”, chị Thường bùi ngùi nhớ lại quá khứ đen tối của bản thân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét