Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Nam sinh lớp 9 chế tạo thùng rác biết nói khi người đến gần

Bằng sự đam mê, Khải đã chế tạo thành công sản phẩm thùng rác thông minh, tự động nhận diện và phát ra âm thanh nhắc nhở mọi người bỏ rác vào đúng thùng phân loại rác hữu cơ và vô cơ.
Nguyễn Viết Gia Khải hiện là học sinh lớp 9/7, trường THCS Chu Văn An, TP Đà Nẵng. Qua hơn ba tháng say sưa tìm tòi, nam sinh này đã sáng chế thành công sản phẩm "Thùng rác thông minh", đạt giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp TP Đà Nẵng.
Khải cho hay, ý tưởng sáng tạo thùng rác thông minh xuất hiện sau một lần vô tình lên mạng đọc được bài báo về văn hóa phân loại rác trước khi bỏ vào 2 thùng rác vô cơ và hữu cơ ở TP HCM. Nhận thấy việc phân loại sẽ giúp xử lý rác thải một cách dễ dàng, hạn chế ô nhiễm môi trường, Khải bắt tay vào chế tạo.Giá cân điện tử 60 tấn | Giá cân điện tử 80 tấn | Giá cân điện tử 100 tấn | Giá cân điện tử 120 tấn | Giá cân điện tử 150 tấn | Giá cân điện tử 40 tấn
DSC-0051-8425-1425315914.jpg
Em Nguyễn Viết Gia Khải bên sản phẩm “Thùng rác thông minh” do mình sáng chế. Ảnh: Nguyễn Dương.Cân ô tô điện tử 40 tấn | Cân ô tô điện tử 60 tấn | Cân ô tô điện tử 80 tấn
Trong hơn ba tháng, với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, Khải cho ra đời thùng rác thông minh tự động nhắc nhở người bỏ rác vào đúng thùng phân loại và đúng nơi quy định. Thùng đựng rác vô cơ màu đỏ, thùng đựng rác hữu cơ màu xanh. Điều đặc biệt là thùng được lắp bộ phận cảm ứng hồng ngoại, có thể bắt được thân nhiệt con người trên 36 độ C.
"Khi người đến gần, thùng rác sẽ tự động chớp đèn Led, sau đó phát ra âm thanh Chào các bạn đến với thùng rác thông minh. Các bạn chú ý, thùng màu đỏ bên trái là bỏ rác vô cơ, thùng màu xanh lá cây bên phải là để bỏ rác hữu cơ. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định nhé. Cảm ơn các bạn. Âm thanh này lặp lại 3 lần trong vòng 45 giây", Khải thuyết minh.
Sản phẩm thùng rác thông minh của Khải sử dụng điện nguồn 220V, với các bộ phận công tắc, bộ cảm ứng hồng ngoại, biến thế (220V – 12V), mạch điều khiển đèn Led, máy MP3, hai bộ đèn Led và loa. Bộ cảm ứng hồng ngoại không có trên thị trường Đà Nẵng, Khải phải nhờ thầy cô mua giúp từ Hà Nội. Toàn bộ chi phí vật liệu cho sản phẩm này tốn trên một triệu đồng.
"Khó khăn trong quá trình làm là việc mắc điện liên kết các bộ phận. Lần đầu cắm điện, do em đấu sai dây nên đèn Led bị cháy", Khải bật cười kể lại.
Thầy Hồ Hữu Tuệ, Phó hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An, cho biết sản phẩm của Khải hội đủ các tính năng mới, khoa học, sáng tạo và thực tiễn. "Các tính năng đó được ban giám khảo cuộc thi công nhận. Nếu sản phẩm được phát triển hoàn thiện hơn và cho ra thị trường thì sẽ rất hữu ích", thầy nói.
Hiện Khải tiếp tục chế tạo nâng cấp sản phẩm thùng rác thông minh cho phù hợp với cả người khiếm thị, khiếm thính để cùng ba sản phẩm khác đại diện cho học sinh TP Đà Nẵng tham dự hội thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia vào cuối tháng 3 tại Đồng Tháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét